Ghostrunner – GOG
ghostrunner_42507_446_(56791)
— HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT
1. Chạy file setup_ghostrunner_42507_446_(56791).exe để cài đặt game. 2. Mở thư mục DLC cài hết file bên trong. 3. Play game!
— CẤU HÌNH TỐI THIỂU
MINIMUM: OS: Windows 7, 8.1, 10 x64 Processor: Intel Core i5-2500K (4 * 3300) AMD Phenom II X4 965 (4 * 3400) or equivalent Memory: 8 GB RAM Graphics: GeForce GTX 1050 (2048 MB) / Radeon RX 550 (4096 MB) Storage: 22 GB available space
— CỐT TRUYỆN, ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT GAME
Ghostrunner là game đi cảnh parkour vượt chướng ngại vật góc nhìn thứ nhất khá độc đáo. Không chỉ về gameplay mà cả độ khó vô bờ bến của nó khiến mọi tính toán của người chơi dù chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến nhân vật chính bỏ mạng. Mọi thứ đều đòi hỏi sự chuẩn xác và không chừa chỗ cho bất cứ sai lầm nào, từ bước nhảy cho đến những nhát kiếm chứa đầy tử khí. Nếu không phải là kẻ thù thì bạn mất mạng. Đơn giản thế thôi nhưng phần lớn trường hợp đều là sai lầm của người chơi và cái kết…
Ghostrunner lấy bối cảnh thế giới hậu tận thế gì đó với những ánh đèn nhiều màu sắc đậm cảm giác cyberpunk. Bạn có thể thấy rõ điều này qua những bảng hiệu nhiều màu sắc và kỳ ảo, sáng bừng nổi bật trong từng không gian màn chơi. Kỳ thực, môi trường màn chơi, kẻ thù hay thanh kiếm của người chơi luôn cực kỳ chi tiết ở khía cạnh hình ảnh. Mặc dù thiết kế màn chơi không phải quá sáng tạo nhưng rất bắt mắt, thu hút ánh nhìn của người chơi trong từng khung cảnh và di chuyển của nhân vật chính.
Nhân vật của người chơi là một ninja sát thủ với nhiệm vụ tiêu diệt kẻ cai trị độc tài gói gọn trong cốt truyện không quá phức tạp đến mức bạn từ chối hiểu. Tất cả đều được kể lại thông qua phần lời thoại của các nhân vật nghe có vẻ vô lý nhưng rất thuyết phục giống như bạn chuối trong My Friend Pedro vậy. Trò chơi mở đầu với câu chuyện “tôi là ai? đây là đâu?” quá đỗi quen thuộc, cho đến khi bạn biết về thân phận của mình vốn dĩ chỉ là một người máy sát thủ được lập trình cho mục đích quá hiển nhiên.
Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm được xây dựng có nhiều cảm giác tương đồng với Mirror’s Edge kinh điển ngày xưa. Khác biệt lớn nhất là độ khó “trời xanh không thấu” và còn gì nữa? Tôi nghĩ có lẽ đó là cảm giác nửa vời khi mọi thứ còn xây dựng như chưa được “đả thông kinh mạch” trong trải nghiệm. Những khía cạnh mà nhà phát triển làm tốt từ đi cảnh cho tới chiến đấu cũng đều đi kèm vấn đề riêng của nó, khiến tôi cảm thấy chút gì đó đáng tiếc. Ừ thì cuộc sống mà!
Lối chơi của Ghostrunner là đi cảnh góc nhìn thứ nhất với những pha parkour khiến bạn tức muốn chết mỗi khi sai một ly đi một dặm. Vấn đề ở chỗ, điều này rất thường xảy ra vì là thiết kế đặc trưng của trò chơi. Mỗi phân đoạn đi cảnh đều có rất nhiều thứ như những bức tường mà bạn có thể chạy trên đó như Prince of Persia cho đến cái gờ hay mặt phẳng để bạn leo trèo, trượt xuống hay bám vào. Đó là chưa kể cái móc câu giúp bạn có thể đu dây qua nhiều vị trí để di chuyển nhanh hơn trước khi bị kẻ thù cho ăn “kẹo”.
Kết hợp những chuỗi hành động nói trên là một phần trong trải nghiệm nhằm tăng tốc, thực hiện những pha nhảy xa hơn và hoành tráng hơn. Tất cả chỉ để gây ấn tượng với kẻ thù khiến chúng không kịp nã đạn vào bạn. Đó là bởi vì khía cạnh chiến đấu trong Ghostrunner xoay quanh 4 chữ: 1 nhát đoạt mạng. Lơ là hoặc lỡ nhịp dù chỉ nửa giây cũng đủ để bạn hoặc kẻ thù trở thành cái xác không hồn và ngược lại. Tốc độ gần như là tất cả những gì bạn cần để vượt qua các phân đoạn đi cảnh và chiến đấu.
Để đạt được tốc độ bàn thờ nói trên, người chơi phải kết hợp những kỹ năng cơ bản như chạy tường, nhảy và lướt cùng vài “chiêu” khác để di chuyển một cách liền mạch trong màn chơi. Bạn phải canh cực kỳ chuẩn xác những pha nhảy đúng thời điểm, đồng thời để mắt tới vạn vật phía trước để lập tức tính toán theo thời gian thật điều phải làm tiếp theo là gì. Di chuyển càng liên tục, tốc độ càng cải thiện và trải nghiệm càng dễ dàng hơn. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế không bao giờ được như thế.
Mỗi khoảnh khắc tính toán sai lầm đều khiến bạn phải trả giá bằng việc phải chơi lại một phân cảnh nhất định. Trễ hay chậm một nhịp trong khoảnh khắc dù chỉ 100ms cũng đủ khiến nhân vật chính mất mạng vô cùng ức chế. Bạn gần như không có bất kỳ cơ hội nào để sửa sai trong trải nghiệm. Ngược lại, một khi bạn nắm bắt được nhịp độ và giữ vững tốc độ di chuyển, trải nghiệm khi đó lại vô cùng thỏa mãn. Có khi mừng muốn rớt nước mắt nhất là trong trải nghiệm chiến đấu. Khổ nỗi, đời vẫn không như là mơ!
Chiến đấu trong Ghostrunner chẳng khác nào khía cạnh đi cảnh được thăng cấp. Hầu hết mọi kẻ thù đều có thể một nhát đoạt mạng, y như những đường đạn vô tình chúng bắn về phía bạn. Chiến đấu thường chỉ cần tiếp cận đủ gần là coi như kẻ thù đã bị hóa kiếp. Mô tả thì đơn giản vậy nhưng kẻ thù cũng có kẻ thù this kẻ thù that. Mỗi loại this hay that đều có kỹ năng độc đáo riêng để “cướp mạng” của bạn. Đơn cử như gặp lính cầm khiên thì phải làm gì cho ngầu, đụng kẻ thù cầm súng thì chạy đi đâu?
Sau cuối, Ghostrunner mang đến một trải nghiệm đi cảnh parkour vô cùng độc đáo với đồ họa đẹp mãn nhãn và lối chơi hấp dẫn. Điểm trừ lớn nhất của game là phần câu chuyện kể không đủ sức hấp dẫn để gắn kết cả hai khía cạnh trên thành bộ ba hoàn hảo. Đáng chú ý, độ khó có phần quá đáng có thể khiến không ít người chơi chùn tay trước khi đủ sức đánh lừa thần chết và tận hưởng cảm giác thỏa mãn đó. Đây kỳ thực là một lựa chọn khó nhưng nếu đam mê thử thách, chắc chắn bạn không muốn bỏ qua tựa game này và ngược lại.