Shadow Warrior (2013) – GOG
shadow_warrior_2.2.0.1
— HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT
1. Chạy file setup_shadow_warrior_2.2.0.1.exe để cài đặt game. 2. Play game!
— CẤU HÌNH TỐI THIỂU
MINIMUM: OS: Windows XP / Vista / 7 / 8 Processor: 2.4 GHz Dual Core Processor or higher Memory: 2 GB RAM Graphics: ATI Radeon HD 3870/NVIDIA 8800 GT or better DirectX: Version 9.0c Storage: 15 GB available space
— CỐT TRUYỆN, ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT GAME
Shadow Warrior là phiên bản reboot đầu tiên nhưng lại khá thành công của series game cùng tên. Shadow Warrior là một series tương đối lâu đời trong làng game. Tính đến nay nó đã 20 năm kể từ phiên bản đầu tiên phát hành 1997. Vào năm 2013, series này được reboot và thay da đổi thịt với công nghệ đồ họa mới, cùng kịch bản nhiều nút thắt và kịch tính hơn. Nội dung của Shadow Warrior kể về một tay sát thủ chuyên dùng kiếm của tập đoàn Zilla, với cuộc hành trình tìm kiếm thanh kiếm huyền thoại Nobitsura Kage gồm ba mảnh. Thế nhưng trong cuộc tìm kiếm đó, còn có những âm mưu ẩn giấu đằng sau.
Với thời điểm ra mắt từ năm 1997, nhà phát triển đã cố gắng giữ lại một số nét quen thuộc của trò chơi. Đó là những yếu tố gameplay khá đặc trưng của dòng game FPS vào thập niên 90. Ngay khi trải nghiệm Shadow Warrior phiên bản 2013, người chơi dễ dàng thấy tiết tấu của trò chơi khá nhanh. Yếu tố chiến đấu cận chiến hấp dẫn và thú vị vẫn giữ nguyên và thậm chí còn được phô diễn nhiều hơn. Và sau cuối, chúng ta có nhân vật Lo Wang và phần chơi campaign đáng nhớ với một cốt truyện nhiều kịch tính bất ngờ.
Kế thừa từ những nét hấp dẫn đã tạo nên một Shadow Warrior ban đầu, bản reboot vẫn tiếp nối những điểm “thú vị” đó. Trò chơi có một số đề cập đến rất nhiều tựa game nổi tiếng khác, theo cách khiến người chơi phải liên tưởng khá buồn cười. Chưa kể, còn có khá nhiều “chuyện hài mặn”, tùy vào tính cách mỗi người mà có thể khiến bạn phải nhăn mặt vì khó chịu, hoặc bật cười thích thú. Một trong số đó có lẽ là những hành động nhiệt tình thái quá của lũ thỏ quỷ quái mà bạn sẽ gặp trong rừng trúc. Tuy nhiên, tôi có cảm giác nhà phát triển đã làm hơi quá tay khi tăng số lượng “trò đùa” so với phiên bản gốc của trò chơi.
Đồ họa của Shadow Warrior phải thừa nhận rất khá so với công nghệ hiện nay, dù đây thật sự là một tựa game đã cũ. Môi trường được tạo dựng khá đẹp, khiến đôi lúc bạn chỉ muốn dừng lại để ngắm cảnh một chút. Đó có thể là những cây cherry nở rộ đến những đường hầm hay không gian quỷ dữ v.v… tất cả đều được thiết kế cho những cuộc chiến chống lại lũ quỷ với số lượng lớn.
Hay các hiệu ứng thác nước hay nước bắn tung tóe bọt mỗi khi chém kiếm xuống nhìn thật chứ không tạo cảm giác giả tạo thường thấy. Tôi ấn tượng nhất là chiếc mặt nạ của nhân vật Hoji, nó có các gì đó rất đặc biệt so với mọi thứ khác. Tuy nhiên các nhân vật thì được dựng hình không đáng chú ý cho lắm, nhiều nhân vật nhìn hao hao nhau với chút thay đổi về màu trang phục hoặc các phụ kiện. Ngay cả bọn quỷ cũng vậy, không có gì đáng chú ý lắm.
Với lối chơi FPS, Shadow Warrior khởi đầu là những màn chém kiếm cận chiến khá đơn giản. Nhưng về sau, người chơi có thể mở khóa nhiều tuyệt kỹ và kỹ năng hỗ trợ của nhân vật khiến trải nghiệm thêm hấp dẫn bội phần. Thậm chí những tuyệt kỹ này kết hợp với đồ họa của trò chơi tạo cảm giác chiến đấu khá hào hứng. Nó phô diễn được sức mạnh thật sự “đáng quan ngại” của nhân vật chính, đủ để bạn có thể cảm nhận, điều mà rất ít tựa game làm được.
Tuy nhiên, hệ thống chiến đấu của trò chơi cũng không phải hoàn hảo. Có lẽ vì lý do giữ nhịp chơi nhanh, nên Shadow Warrior đã hy sinh khả năng đỡ hoặc cản đòn của thanh kiếm. Mặc dù trong một số trường hợp, bạn vẫn gặp kẻ thù vung kiếm đỡ đòn chém của bạn, nhưng ngược lại thì Lo Wang không thể làm điều tương tự. Tôi nghĩ sẽ hấp dẫn hơn nếu trò chơi cho phép những màn giao đấu kiếm thật thụ dù vẫn giữ được nhịp độ game như mong muốn của nhà phát triển. Dù vậy, phần chiến đấu cũng đã thật sự hấp dẫn đến mức bạn sẽ không cần dùng đến súng ống để làm gì, trừ khi chiến đấu với bọn kẻ thù biết bay. Chưa kể, với nhịp độ khá nhanh, lối chơi của Shadow Warrior hầu như không phù hợp với những khẩu súng thường buộc người chơi phải ngắm kỹ, vì kẻ thù nhất là lũ quỷ thường di chuyển khá nhanh.
Hệ thống vũ khí trong Shadow Warrior khá hấp dẫn về số lượng. Tôi thích hai món vũ khí quỷ trong số đó là Demon Head và Demon Heart. Tuy nhiên, một số loại có vẻ thừa thãi, thậm chí vô dụng như trường hợp của khẩu súng phun lửa ngay cả khi đã nâng cấp. Hay khẩu SMG dường như quá yếu trong cuộc chiến dù chỉ với lũ quỷ thông thường. Shuriken cũng vậy, giống như chỉ để gãi ngứa cho kẻ thù, trừ khi bạn dùng nó để kích nổ mọi thứ trong môi trường màn chơi. Đây có lẽ là điểm khá thú vị khi gần như mọi thứ trong Shadow Warrior đều phát nổ, có thể gây sát thương đến kẻ thù lẫn nhân vật của người chơi.
Hệ thống nâng cấp của Shadow Warrior khá đa dạng về kỹ năng và tuyệt kỹ của nhân vật. Nhờ thế, nó giúp loại bỏ cảm giác lặp lại trong lối chơi vốn rất nhiều game khác mắc phải. Mặc dù hầu hết đều khá thú vị và chia nhiều hướng phát triển, nhưng cũng có một số nâng cấp không tương xứng, chỉ hỗ trợ thêm rất ít hoặc không hiệu quả trong trận chiến. Trò chơi có ba dạng nâng cấp: kỹ năng sử dụng karma point, có được từ diệt quá; tuyệt kỹ sử dụng Ki crystal, kiếm được từ trong màn chơi và cuối cùng là vũ khí sử dụng money nhặt được từ các tủ hay thùng đồ.
Sau cuối, Shadow Warrior là một khởi đầu khá tốt để reboot một series game kinh điển. Nhà phát triển đã cân bằng rất tốt giữa nhiều yếu tố gameplay, cũng như giữa lối thiết kế mới và cũ. Mặt khác, thời lượng và cốt truyện của trò chơi đều thật sự tương xứng. Đây là một tựa game mà fan của thể loại FPS khó lòng bỏ qua.